Hiển thị các bài đăng có nhãn sot dat phu quoc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sot dat phu quoc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

Phú Quốc sắp được đầu tư xây dựng đường đua xe công thức 1

Quỹ đầu tư nổi tiếng thế giới Vault Investment - Quỹ đầu tư thuộc Tập đoàn Nakheel của Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) với những dự án nổi tiếng toàn cầu như: Đảo cọ Palm Jumeirah, Đảo thế giới The World Island… đang có ý định đầu tư xây dựng đường đua công thức 1 cho Phú Quốc.

Quỹ đầu tư nổi tiếng này đang dự định hợp tác với Việt Nam để đầu tư xây dựng Khu tổ hợp Công viên thể thao giải trí phức hợp Hồ Suối Lớn trên đảo ngọc Phú Quốc với tổng diện tích gần 175 hecta. Đây là một dấu hiệu mới cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của Phú Quốc đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài sau hàng loạt các công trình tiền tỷ của Vingroup như Vinpearl Phú Quốc Resort & Villas.



Đường đua công thức 1

Ông Phạm Việt Khoa - Chủ tịch HĐQT FECON và ông Sultan Ali Lashed Lootah - Chủ tịch Quỹ đầu tư VAULT cùng ký kết thoả thuận hợp tác vừa ký kết dưới sự chứng kiến của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại UAE Phạm Bình Đàm

Ngay sau khi thoả thuận được ký kết, FECON và VAULT sẽ thành lập tổ hợp nhà đầu tư để cùng nhau nghiên cứu, lên ý tưởng tổng thể cho dự án phát triển khu công viên thể thao giải trí phức hợp tại trung tâm đảo Phú Quốc với diện tích gần 175 ha.

Dự kiến, khu công viên thể thao giải trí sẽ bao gồm các loại hình thể thao khá mới lạ tại Việt Nam như trường đua ngựa, đường đua xe công thức 1 (loại hình xe điện), trường bắn súng thể thao, khu thể thao dưới nước…

Đặc biệt, FECON sẽ cùng VAULT nghiên cứu đầu tư hệ thống cấp điện sử dụng năng lượng mặt trời với công suất dự kiến đạt 10 MWh phục vụ toàn bộ hoạt động của công viên giải trí để khi đưa vào hoạt động đây sẽ là tổ hợp giải trí kết hợp sử dụng năng lượng sạch, có các loại hình giải trí khác biệt, tạo điểm nhấn du lịch quan trọng cho Phú Quốc.

Tại dự án này, FECON sẽ là đối tác phát triển dự án tại địa phương còn VAULT đóng vai trò là nhà đầu tư tài chính cùng với các nhà quản lý khai thác chuyên nghiệp trên thế giới.

Với sự tư vấn của các chuyên gia đến từ Mỹ và Italia, tổ hợp nhà đầu tư sẽ mang đến những ý tưởng đột phá và khả thi để trình lên Ban Quản lý đầu tư phát triển đảo Phú Quốc và UBND tỉnh Kiên Giang chấp thuận chủ trương đầu tư trong thời gian sớm nhất (dự kiến là vào tháng 11/2015).

Đến dự và chứng kiến Lễ ký kết thoả thuận hợp tác chiến lược giữa FECON và Quỹ đầu tư VAULT, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại UAE Phạm Bình Đàm hết sức vui mừng và đánh giá cao thoả thuận hợp tác giữa hai bên.

Đại sứ Phạm Bình Đàm cho biết sẽ quyết tâm mạnh mẽ để đưa các nhà đầu tư, các công nghệ hiện đại, tiên tiến từ UAE về Việt Nam và cam kết hỗ trợ để các doanh nghiệp Việt Nam vươn đến thị trường UAE và Trung Đông.

Theo ngài Đại sứ, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất là quốc gia phát triển ở khu vực Trung Đông với nhiều kinh nghiệm về việc lập quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị hiện đại. Hiện UAE đã trở thành một trong những trung tâm tài chính và là thiên đường du lịch và mua sắm bậc nhất thế giới.

Qua 22 năm, đặc biệt trong những năm gần đây, quan hệ giữa Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất được nâng lên một tầm cao mới, hai nước luôn tranh thủ mọi cơ hội để thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực.

“Trong lĩnh vực bất động sản, các nhà đầu tư từ UAE rất muốn đưa những thiết kế đặc biệt từ thành phố Dubai về Phú Quốc”, Đại sứ Phạm Bình Đàm cho biết.

Đối với Quỹ đầu tư VAULT, ngài Đại sứ cho biết, đây là đối tác có cam kết đầu tư mạnh mẽ và lâu dài tại Việt Nam. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, đây là lần thứ 2 họ sang khảo sát, tìm kiếm cơ hội và hiện thực hoá các kế hoạch đầu tư tại Việt Nam. Thoả thuận hợp tác này không chỉ thể hiện sự bắt tay liên kết đầu tư, kinh doanh giữa 2 doanh nghiệp mà còn thể hiện sự phát triển lớn mạnh không ngừng giữa 2 quốc gia.

Đại sứ Phạm Bình Đàm cũng chia sẻ thêm, ông sẽ quyết tâm mạnh mẽ để góp phần kết nối đầu tư, đưa các nhà đầu tư, các công nghệ hiện đại, tiên tiến từ UAE về Việt Nam và cam kết hỗ trợ hết sức mình để đưa các doanh nghiệp Việt Nam đến với thị trường Trung Đông rộng lớn.

Ông Sultan Ali Rashed Lootah - Chủ tịch Quỹ đầu tư VAULT, đại diện cho các nhà đầu tư đến từ UAE cho biết, sau chuyến khảo sát cùng FECON trước đó, ông cùng các cộng sự bị thu hút bởi tiềm năng của đảo Phú Quốc cũng như tin tưởng vào năng lực của công ty FECON. Quỹ đầu tư VAULT sẽ không chỉ hỗ trợ về vốn mà còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết để giúp FECON phát triển dự án này.

Được biết ngay sau khi thoả thuận hợp tác được ký kết, Tổ hợp nhà đầu tư FECON – VAULT sẽ gửi đề xuất đề nghị chấp thuận chủ trương nghiên cứu đầu tư Dự án Công viên thể thao giải trí Hồ Suối Lớn tới Ban Quản lý đầu tư phát triển đảo Phú Quốc và thực hiện hàng loạt đầu mục công việc khác để đảm bảo các công việc đề ra trong bản thoả thuận thực hiện đúng theo tiến độ mà hai bên đã đề ra.

Phú Quốc sốt đất trước 'giờ G' trở thành đặc khu

Trưởng Phòng tài nguyên - môi trường huyện Phú Quốc Lê Quang Minh nói: đây là lần sốt đất thứ 3 (2 lần trước vào các năm 2010 và 2015). Lần này, giới đầu cơ bất động sản đổ tiền mua đất ở Phú Quốc vì họ khẳng định huyện đảo này sắp trở thành đặc khu, thời điểm dự đoán sớm nhất là đầu năm 2019.

Các bảng rao bán đất được treo ở nhiều nơi tại Phú Quốc - Ảnh: KHOA NAM

Tuyệt đối không trả giá?!

Ở đường 30-4 (thị trấn Dương Đông) hiện có một quán cà phê là địa điểm tụ họp của hầu hết giới kinh doanh bất động sản ở Phú Quốc. Tại đây, các "cò" đất ăn mặc sang trọng, mỗi người trang bị ít nhất 3 máy điện thoại di động, "làm việc" không biết mệt mỏi.

Ông Trần Đạt Phú - một trong những "cò" đất có tiếng ở Phú Quốc - cho biết so với thời điểm đầu năm, giá đất tại hầu hết các xã, thị trấn ở Phú Quốc tăng gấp 3-4 lần. Tại thị trấn Dương Đông, giá đất cao nhất là mặt tiền đường Trần Hưng Đạo. Ông Phú giới thiệu miếng đất mặt tiền diện tích 10m x 50m được chào giá 39 tỉ đồng.

 

Tại ấp Bến Tràm (xã Cửa Dương), đất mặt tiền đường vào suối Đá Bàn hiện khoảng 6 tỉ đồng/công (1.000m2). Trên tuyến đường tránh thị trấn Dương Đông, giá đất mặt tiền thời điểm cuối năm 2016 chỉ khoảng 3,5 tỉ đồng/công, hiện vọt lên 9 tỉ đồng/công. Các nơi khác, đất trồng cây lâu năm giá dao động 2,5 - 4 tỉ đồng/công tùy vị trí. 

Riêng đất bãi biển không còn để bán vì các dự án du lịch đã lấp đầy. Ông Phú khuyên chúng tôi nếu muốn mua đất Phú Quốc phải tuân thủ 2 nguyên tắc: thấy vừa ý thì mua ngay và tuyệt đối không được... trả giá!

Chiều 27-12-2017, ông Phú lái ôtô đưa chúng tôi đi xem miếng đất diện tích 2,2ha, loại đất trồng cây lâu năm ở ấp 4, xã Cửa Cạn (mặt tiền đường Nam - Bắc đảo Phú Quốc). Chủ đất ra giá 2,8 tỉ đồng/công, chúng tôi hẹn quay lại sau. Gần trưa

Ngày 28-12, lúc chúng tôi gọi điện lại thì ông Phú nói miếng đất này đã có người mua với giá 7,8 tỉ đồng, tức mỗi công đất từ 2,8 tỉ hôm trước thì hôm sau vọt lên 3,6 tỉ đồng!

Tình trạng sốt đất diễn ra ở tất cả các xã, thị trấn của Phú Quốc, từ Dương Đông, An Thới, Cửa Dương, Dương Tơ, Cửa Cạn, Hàm Ninh, Bãi Thơm tới xã đảo gần đảo Phú Quốc là Hòn Thơm. Bà L. - "cò" đất ở Hòn Thơm - cho biết kể từ khi có dự án cáp treo từ An Thới ra xã này, giá đất ở đây tăng gấp 5-6 lần. 

Giá giao dịch các nền nhà tái định cư từ dự án cáp treo hồi đầu năm nay chỉ khoảng 350 triệu đồng/nền, hiện tăng lên dao động ở mức 1,6-1,8 tỉ đồng/nền.

Người dân địa phương tranh chấp đòi lại lối đi bị chủ đầu tư một dự án tại ấp Cửa Lấp, xã Dương Tơ tự ý rào lại để giữ… đất - Ảnh: KHOA NAM

Bán cả đất nhận khoán trồng rừng

Lấy lý do không có tiền mua đất trồng cây lâu năm hoặc thổ cư, chúng tôi tìm hỏi mua đất có "sổ xanh" - tức đất rừng phòng hộ giao cho dân canh tác theo quy hoạch trồng và bảo vệ rừng. "Cò" Lê Thu Hiền (42 tuổi, ngụ xã Dương Tơ) dẫn tới ấp Bãi Vòng, xã Hàm Ninh.

Tại đây, ông T. (57 tuổi) cho biết có 8ha đất, giá chào bán 50 triệu đồng/công. Khi chúng tôi nói muốn làm thủ tục chuyển quyền sử dụng, bà Hiền trấn an cứ mua để đó, nếu muốn cất nhà cấp 4 thì "vô tư".

"Mấy anh mua đất này đi, ở đây tui sẽ có người bảo vệ để mấy anh cất nhà ở tạm, cứ khung thép tiền chế dựng lên rồi xây tô là vào ở. Sắp tới, nếu quy hoạch đất này ra khỏi rừng, coi như mấy anh trúng lớn, còn không cứ để đó, sau này bán lại vẫn có lời như thường" - bà Hiền nói.

Ông Nguyễn Văn Thái - phó chủ tịch UBND xã Hàm Ninh - xác nhận chính quyền có nghe phản ảnh việc một số hộ nhận giao khoán rừng âm thầm chuyển nhượng đất dưới hình thức giao sổ nhận khoán bất hợp pháp. 

Biết vậy, nhưng do người mua - người bán tự thỏa thuận nên rất khó phát hiện. Nếu kiểm tra, chủ hộ nhận khoán đất sẽ ra mặt nói người mua là bà con, dòng họ đến sống chung.

Một hình thức gom đất khác được giới đầu cơ có "máu mặt" lựa chọn là mua đất theo kiểu "mua lúa non". Giới đầu cơ sẽ mua các phiếu bốc thăm nền nhà tái định cư với giá rẻ hơn giá thực tế 20-30%. 

Còn với đất ở và đất trồng cây lâu năm chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, giới đầu cơ sẽ trả giá từ thấp lên cao dần tùy theo tình trạng pháp lý của mảnh đất: có ấp, xã xác nhận; có đo đạc sơ đồ vị trí; có ký giáp ranh hay chưa...

Hệ lụy khó tránh từ sốt đất

Ông Đinh Khoa Toàn - chủ tịch UBND huyện đảo Phú Quốc - cho rằng do hầu hết giao dịch đất đai đều hợp pháp nên chính quyền không thể cấm, chỉ có thể khuyến cáo người dân thận trọng khi mua đất. Đến nay, phần lớn người mua đất đã cẩn thận rà soát quy hoạch tại các phòng, ban chức năng của huyện.

Tuy nhiên, việc giá đất tăng đột ngột và tăng cao như vừa qua rõ ràng gây khó cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. Trước hết là tình hình tranh chấp đất trong nội bộ người dân gia tăng. Thậm chí một số trường hợp có sự xuất hiện của các băng nhóm "bảo kê" hoạt động tranh chấp đất giữa dân với dân, giữa dân với chủ đầu tư các dự án và ngược lại.

Đại tá Lưu Thành Tín - phó giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang - cho biết: Cơ quan cảnh sát điều tra vừa ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam Phạm Văn Dũng (41 tuổi, ngụ ấp Suối Mây, xã Dương Tơ, Phú Quốc) để điều tra hành vi cố ý gây thương tích cho 3 bị hại.

Phạm Văn Dũng vốn được giới "giang hồ" Phú Quốc biết tới với biệt danh Dũng "Sông Hồng". Đại tá Tín khẳng định ngoài Dũng "Sông Hồng", cơ quan điều tra đang đặt nhiều nghi phạm hoạt động theo kiểu băng nhóm vào tầm ngắm. Mục tiêu là kiên quyết dẹp nạn "giang hồ" hoành hành bảo kê bao chiếm đất đai trên đảo Phú Quốc.

Có tình trạng trốn thuế

Số liệu thống kê từ Chi cục Thuế huyện Phú Quốc cho thấy tính đến cuối tháng 11-2017, địa phương này đã có 11.807 giao dịch đất đai, tương ứng với 11.807 thông báo nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế trước bạ liên quan tới chuyển nhượng đất đai. Như vậy, tính bình quân mỗi ngày đảo Phú Quốc có khoảng 36 giao dịch đất đai thành công, tức chưa đầy một giờ có 1 giao dịch.

Theo Chi cục Thuế huyện Phú Quốc, mức độ mua bán bất động sản diễn ra "khủng" như vậy nhưng số tiền thuế thu được chỉ tăng hơn 20% so với năm 2016. Cụ thể, thuế trước bạ thu tới cuối tháng 11-2017 là hơn 29 tỉ đồng (mức thu 0,5% giá trị hợp đồng), thuế thu nhập cá nhân thu được trên 87,66 tỉ đồng (mức thu 2% giá trị hợp đồng).

Nhiều "cò" đất xác nhận chuyện giao dịch nhiều nhưng nộp thuế ít do không ai dại gì khai thật mình bán đất và mua đất thực sự bao nhiêu tiền. Gần như toàn bộ giao dịch đều ghi trong hợp đồng gần sát giá đất do Nhà nước ban hành hoặc có cao hơn, tối đa chỉ 10%.

Khoa Nam

Sưu tầm và biên soạn by Daniel Luu . Tham khảo thêm đất tại phú quốc tại đây!