Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tuc bat dong san. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tuc bat dong san. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2023

Gói 120.000 tỷ sẽ tác động gì đến thị trường địa ốc?

Gói 120.000 tỷ đồng được dự báo thúc đẩy doanh nghiệp ồ ạt xây nhà xã hội để tiếp cận vốn rẻ (lãi suất 8,7% một năm), hứa hẹn cải thiện nguồn cung nhà giá thấp.

Đầu tháng 4, Thủ tướng đã phê duyệt đề án xây dựng ít nhất một triệu nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp từ nay đến năm 2030 (trong đó đến năm 2025 hoàn thành 428.000 căn). Ngân hàng Nhà nước sau đó cũng hướng dẫn về gói vay 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội. Theo đó, từ nay đến hết 30/6, chủ đầu tư được vay 8,7% mỗi năm, kéo dài 3 năm kể từ ngày giải ngân; còn người mua nhà được áp mức lãi suất 8,2% mỗi năm trong 5 năm.

Theo các chuyên gia, gói tín dụng này sẽ có những tác động tích cực đến các chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội nhờ mức lãi suất khá cạnh tranh. Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu dự báo gói 120.000 tỷ có thể thổi bùng xu hướng các doanh nghiệp địa ốc chạy đua làm nhà ở xã hội nhằm tranh thủ cơ hội tiếp cận dòng vốn vay rẻ này.

Ông phân tích, hiện nay, ngay cả các doanh nghiệp làm nhà ở thương mại phân khúc bình dân, sản phẩm có giá vừa túi tiền với chỉ số rủi ro thấp (so với nhà ở cao cấp và hạng sang) cũng chỉ tiếp cận được lãi suất tốt khoảng 11-11,5% một năm. Trong khi đó, với mức lãi suất 8,7% mỗi năm kéo dài trong 3 năm, cho thấy doanh nghiệp chuyển sang phân khúc này sẽ được hưởng lợi thế vốn rẻ (trên dưới 3%).

Đối với quá trình xây dựng nhà ở cao tầng (không tính khâu chuẩn bị thủ tục pháp lý), thời gian hoàn thành dự án phổ biến từ 18 đến 36 tháng, tùy vào việc chuẩn bị dòng tiền đến đâu. Do đó, việc doanh nghiệp được tiếp cận lãi suất ưu đãi như trên khá thuận lợi cho các chủ đầu tư chuyển sang làm nhà ở xã hội.

Trong bối cảnh thị trường nhà ở lệch pha cung cầu, thừa nhà giá cao thiếu nhà giá thấp, ông Châu cho rằng việc các doanh nghiệp đăng ký xây nhiều nhà ở xã hội có thể giúp cân bằng lại cán cân cung cầu nhà ở. Nếu các doanh nghiệp xây nhà ở xã hội về đích như số liệu ng bố sẽ mở ra cơ hội an cư cho người có thu nhập trung bình thấp lẫn người yếu thế trong xã hội.

Chủ tịch HoREA nói thêm, ngoài việc tranh thủ dòng vốn rẻ, nhiều doanh nghiệp nhảy vào phân khúc này cũng là giải pháp giúp họ cơ cấu lại sản phẩm, giảm hàng giá cao, tăng hàng giá vừa túi tiền, cải thiện thanh khoản đang bế tắc.

Dự án nhà ở xã hội Lê Thành An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Còn ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc ng ty Lê Thành, đánh giá gói 120.000 tỷ đồng có thể giúp lưu thông nhanh tiền tệ trong nền kinh tế nếu các dự án nhà ở xã hội được duyệt pháp lý kịp mốc 30/6 tới đây. Tuy nhiên thực tế cho thấy để duyệt xong pháp lý các dự án nhà ở xã hội với tốc độ nhanh nhất phải mất 12 tháng, tức phải đến năm 2024 mới có dự án nhà ở xã hội đạt chuẩn được giải ngân theo gói này và bước vào quá trình xây dựng, sau đó tạo ra thành phẩm.

Vì vậy, để thúc đẩy lưu thông tiền tệ, tăng tốc giải ngân gói tín dụng trên, cơ quan quản lý Nhà nước phải giải quyết nhanh thủ tục hành chính và duyệt cấp phép cho dự án nhà ở xã hội sớm. Song song đó, nên cho phép các doanh nghiệp làm nhà xã hội đã vay thương mại trước đó được chuyển đổi sang gói 120.000 tỷ đồng, giúp chủ đầu tư loại hình này tiếp cận mức lãi suất tốt.

Khi đã có dự án nhà xã hội đầy đủ pháp lý, sẵn sàng xây dựng, bán hàng, dòng vốn rẻ giải ngân từ gói 120.000 tỷ đồng sẽ bắt đầu phát huy tác dụng. Trước mắt gói tín dụng này sẽ có tác động cải thiện nguồn cung nhà ở xã hội, sau đó mới tính đến việc người có thu nhập thấp cân nhắc mua nhà.

Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, mức lãi suất 8,7% dành cho doanh nghiệp xây nhà ở xã hội khá cạnh tranh (tương đương với lãi vay kinh doanh sản xuất hiện nay), mức lãi vay 8,2% dành cho người mua nhà xã hội vẫn còn cao. Nếu người thu nhập thấp chần chừ không mua vì lo ngại nặng gánh lãi vay (chỉ duy trì trong 5 năm, sau đó người mua và ngân hàng tự thương lượng lãi suất), có thể làm gián đoạn giải ngân đầu ra gói tín dụng này.

Giám đốc ng ty Lê Thành cho rằng nếu Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh lãi suất 8,2% một năm cho người mua nhà ở xã hội xuống thấp hơn, lý tưởng nhất là 5% với cơ chế Nhà nước cấp bù lãi suất trong thời gian dài 20-25 năm, có thể tạo ra nhiều hiệu ứng lan tỏa tích cực hơn.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Mạc Hoài Nam, Tổng giám đốc ng ty tư vấn Nam Phát cũng nhìn nhận nếu Nhà nước điều chỉnh lãi vay dành cho người thu nhập thấp xuống mức hợp lý, có thể thúc đẩy dòng tiền từ gói tín dụng này luân chuyển mạnh mẽ trên thị trường, từ đó tạo ra cú hích tích cực trong vòng 6-12 tháng tới ở phân khúc nhà ở này.

Chủ tịch HoREA cũng cho rằng gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ rất tốt cho doanh nghiệp xây nhà ở xã hội, tuy nhiên, cần nhìn thẳng vào thực tế, lãi suất 8,2% vẫn chưa hỗ trợ được cho người mua là đối tượng thu nhập thấp. Vì vậy, gói tín dụng này có vai trò "chữa cháy", tức giải quyết được một phần khó khăn trong toàn cảnh bức tranh nhà ở xã hội còn nhiều vướng mắc.

"Gói tín dụng này không phải là cây đũa thần, đây là vốn của ngân hàng thương mại mang ra kinh doanh, mức lãi suất đưa ra mang tính chất nhà băng chia sẻ khó khăn với khách hàng, nên khó có thể đòi hỏi nhiều hơn", ông Châu đánh giá.

Chia sẻ tại hội thảo về nguồn vốn trong nước và vốn FDI cho thị trường bất động sản, Giáo sư tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) nhấn mạnh nhà ở xã hội không đơn giản chỉ là vấn đề chỗ ở cho người lao động. Nhà nước cần xem đây là một hệ sinh thái quan trọng của thị trường bất động sản nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

Ông Mại đồng tình gói 120.000 tỷ đồng là vốn các ngân hàng thương mại, không phải vốn ngân sách nên không thể bắt các nhà băng phải chịu lỗ hay bù lỗ khi cho vay gói tín dụng này. Vấn đề còn lại là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, các bộ ngành, cơ quan giúp việc cho Chính phủ nỗ lực thực thi thể chế (thiết kế một gói tín dụng riêng dành cho nhà ở xã hội) mới có thể giúp mục tiêu nhà ở xã hội về đích.

"Nếu không có cách tiếp cận nhà ở xã hội bằng chính sách đặc thù, nổi trội sẽ không bao giờ có thể làm được", ông Mại nói.

Vũ Lê

Nguồn: VNEXPRESS.NET

Khách hàng có nhu cầu đầu tư đất phú quốc có thể liên hệ với MKREAL: 0907786100

Để kiểm tra quy hoạch đất phú quốc hoặc tham khảo đầu tư đất phú quốc, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 0907 786 100

 

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2023

Thời điểm nào là đáy bất động sản?

Tháng 3, nhà đất giảm thêm 30% so với cùng kỳ năm ngoái song người mua vẫn chờ bắt đáy, nhưng theo chuyên gia rất khó dò đáy.

Ghi nhận của VnExpress cho thấy cuối tháng 3, tâm lý dò đáy bất động sản vẫn khá mạnh. Sức mua ở tất cả phân khúc căn hộ, đất nền, nhà phố, biệt thự đều sụt giảm 50-90% dù giá nhà đất trên đà giảm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đáy bất động sản thường là mức giá thấp nhất ghi nhận được trong suốt chu kỳ giảm tốc cho đến khi có dấu hiệu giá bán bật lên và thanh khoản tăng trở lại.

Tính đến 28/3, mức giảm giá bất động sản tại TP HCM và vùng phụ cận phía Nam ghi nhận 10-30%, thông qua giảm giá trực tiếp, chiết khấu, kéo dài tiến độ thanh toán, hỗ trợ lãi suất. Thậm chí có không ít trường hợp chiết khấu 30-50% giá trị bất động sản cho khách hàng thanh toán nhanh một lần 90-95%.

Theo dữ liệu khảo sát của ng ty Tư vấn Đầu tư Mogin Holdings, hiện nay có thực trạng là người không đủ tài chính ngần ngại tiếp cận vốn vay do lo thị trường tín dụng còn nhiều biến động. Dân đầu cơ không có sóng để lướt nên co cụm ngủ đông. Hành vi dạo xem nhưng chưa xuống tiền của bên mua đang diễn ra khá phổ biến, có thể kéo dài nhiều quý liền. Hiện chỉ có những người nhu cầu thật mới xúc tiến khảo sát, tiếp cận mục tiêu, song còn thận trọng, dè dặt chưa chắc chắn mua vào.

Bà Lương Đình Thúy Vân, CEO ng ty Tư vấn Đầu tư Mogin Holdings cho rằng thông thường rất khó dò đáy khi chu kỳ điều chỉnh đang diễn ra. Vì thời điểm này tâm lý chờ giá giảm thêm rất mạnh mẽ, ít trường hợp nhập cuộc bắt đáy.

Quý I đang là vùng điều chỉnh mạnh của thị trường nhưng chưa thể xác định đã là vùng trũng thấp nhất hay chưa. Theo bà Vân, thay vì dò đáy để tìm hàng siêu rẻ, người mua nên quan sát, thẩm định nhiều hơn đến giá trị tiêu dùng của tài sản như khả năng sử dụng, khai thác.

Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc ng ty Việt An Hòa xác nhận cuối tháng 3, thị trường bất động sản đang trong làn sóng giảm giá mạnh nhất nửa thập kỷ qua. Ông cho biết, khảo sát thực tế, mức giảm giá nhà đất trung bình 25-30% và cá biệt 30-50% một số vị trí vùng ven hoặc vùng xa ở khu vực phía Nam. Hiện làn sóng giảm giá tài sản đã lan rộng, trở thành nhịp điệu bình thường, không còn gây sốc như giai đoạn đầu.

Chuyên gia này phân tích, khi nào đà giảm có xu hướng chậm lại, có thể là giao thoa của vùng đáy bất động sản và các tín hiệu đảo chiều lần lượt xuất hiện. Trong chu kỳ dò đáy, tất cả đòn bẩy tài chính đều đầy rủi ro nên nhà đầu tư và cả người mua nhà đất để sử dụng đều hết sức thận trọng khi quyết định vay vốn.

Ông Quang đánh giá giữa năm nay sẽ diễn ra phép thử vùng đáy bất động sản. Nếu làn sóng giảm giá mạnh thêm và người mua vẫn đứng ngoài quan sát có nghĩa là chưa kết thúc chu kỳ dò đáy. Tuy nhiên, nếu làn sóng giảm giá chậm lại, người mua sẵn sàng xuống tiền, bắt đầu xuất hiện các giao dịch bắt đáy, đây có thể là tín hiệu thị trường từng bước chuyển mình quay trở lại.

Các tín hiệu để nhận biết giá đáy là khi xuất hiện các giao dịch thành ng một cách thường xuyên hơn, cho thấy người mua chấp nhận mức giá vừa khả năng chi trả để họ mua vào. Thanh khoản cần có thêm chất xúc tác là lãi vay giảm trên dưới 1% nữa so với hiện tại. Bên cạnh đó, sản xuất kinh doanh cũng cần phải phục hồi mới có thể hỗ trợ thị trường địa ốc "đổi màu". Giai đoạn làn sóng giảm giá chậm lại rồi dừng hẳn, giao dịch thành ng tăng dần lên, sẽ là lúc kết thúc chu kỳ dò đáy.

"Thời gian chờ chính sách, giải pháp hỗ trợ từ nhà điều hành tác động đến thực tiễn thị trường bất động sản sẽ luôn có độ trễ lớn. Vì vậy từ chu kỳ điều chỉnh, dò đáy chuyển sang quá trình phục hồi được xem là khoảnh khắc giao thời khó đoán định", ông Quang nói.

Tháng 3, nhà đất giảm thêm 30% so với cùng kỳ năm ngoái song người mua vẫn chờ bắt đáy, nhưng theo chuyên gia rất khó dò đáy.

Ghi nhận của VnExpress cho thấy cuối tháng 3, tâm lý dò đáy bất động sản vẫn khá mạnh. Sức mua ở tất cả phân khúc căn hộ, đất nền, nhà phố, biệt thự đều sụt giảm 50-90% dù giá nhà đất trên đà giảm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đáy bất động sản thường là mức giá thấp nhất ghi nhận được trong suốt chu kỳ giảm tốc cho đến khi có dấu hiệu giá bán bật lên và thanh khoản tăng trở lại.

Tính đến 28/3, mức giảm giá bất động sản tại TP HCM và vùng phụ cận phía Nam ghi nhận 10-30%, thông qua giảm giá trực tiếp, chiết khấu, kéo dài tiến độ thanh toán, hỗ trợ lãi suất. Thậm chí có không ít trường hợp chiết khấu 30-50% giá trị bất động sản cho khách hàng thanh toán nhanh một lần 90-95%.

Theo dữ liệu khảo sát của ng ty Tư vấn Đầu tư Mogin Holdings, hiện nay có thực trạng là người không đủ tài chính ngần ngại tiếp cận vốn vay do lo thị trường tín dụng còn nhiều biến động. Dân đầu cơ không có sóng để lướt nên co cụm ngủ đông. Hành vi dạo xem nhưng chưa xuống tiền của bên mua đang diễn ra khá phổ biến, có thể kéo dài nhiều quý liền. Hiện chỉ có những người nhu cầu thật mới xúc tiến khảo sát, tiếp cận mục tiêu, song còn thận trọng, dè dặt chưa chắc chắn mua vào.

Bà Lương Đình Thúy Vân, CEO ng ty Tư vấn Đầu tư Mogin Holdings cho rằng thông thường rất khó dò đáy khi chu kỳ điều chỉnh đang diễn ra. Vì thời điểm này tâm lý chờ giá giảm thêm rất mạnh mẽ, ít trường hợp nhập cuộc bắt đáy.

Quý I đang là vùng điều chỉnh mạnh của thị trường nhưng chưa thể xác định đã là vùng trũng thấp nhất hay chưa. Theo bà Vân, thay vì dò đáy để tìm hàng siêu rẻ, người mua nên quan sát, thẩm định nhiều hơn đến giá trị tiêu dùng của tài sản như khả năng sử dụng, khai thác.

Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc ng ty Việt An Hòa xác nhận cuối tháng 3, thị trường bất động sản đang trong làn sóng giảm giá mạnh nhất nửa thập kỷ qua. Ông cho biết, khảo sát thực tế, mức giảm giá nhà đất trung bình 25-30% và cá biệt 30-50% một số vị trí vùng ven hoặc vùng xa ở khu vực phía Nam. Hiện làn sóng giảm giá tài sản đã lan rộng, trở thành nhịp điệu bình thường, không còn gây sốc như giai đoạn đầu.

Chuyên gia này phân tích, khi nào đà giảm có xu hướng chậm lại, có thể là giao thoa của vùng đáy bất động sản và các tín hiệu đảo chiều lần lượt xuất hiện. Trong chu kỳ dò đáy, tất cả đòn bẩy tài chính đều đầy rủi ro nên nhà đầu tư và cả người mua nhà đất để sử dụng đều hết sức thận trọng khi quyết định vay vốn.

Ông Quang đánh giá giữa năm nay sẽ diễn ra phép thử vùng đáy bất động sản. Nếu làn sóng giảm giá mạnh thêm và người mua vẫn đứng ngoài quan sát có nghĩa là chưa kết thúc chu kỳ dò đáy. Tuy nhiên, nếu làn sóng giảm giá chậm lại, người mua sẵn sàng xuống tiền, bắt đầu xuất hiện các giao dịch bắt đáy, đây có thể là tín hiệu thị trường từng bước chuyển mình quay trở lại.

Các tín hiệu để nhận biết giá đáy là khi xuất hiện các giao dịch thành ng một cách thường xuyên hơn, cho thấy người mua chấp nhận mức giá vừa khả năng chi trả để họ mua vào. Thanh khoản cần có thêm chất xúc tác là lãi vay giảm trên dưới 1% nữa so với hiện tại. Bên cạnh đó, sản xuất kinh doanh cũng cần phải phục hồi mới có thể hỗ trợ thị trường địa ốc "đổi màu". Giai đoạn làn sóng giảm giá chậm lại rồi dừng hẳn, giao dịch thành ng tăng dần lên, sẽ là lúc kết thúc chu kỳ dò đáy.

"Thời gian chờ chính sách, giải pháp hỗ trợ từ nhà điều hành tác động đến thực tiễn thị trường bất động sản sẽ luôn có độ trễ lớn. Vì vậy từ chu kỳ điều chỉnh, dò đáy chuyển sang quá trình phục hồi được xem là khoảnh khắc giao thời khó đoán định", ông Quang nói.Thị trường bất động sản dọc theo tuyến Metro số 1, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Thị trường bất động sản dọc theo tuyến Metro số 1, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Trong khi đó, ông Nguyễn Lộc Hạnh, Tổng giám đốc ng ty Ngọc Châu Á nhìn nhận đến cuối tháng 3, thị trường vẫn đang dò đáy, nhà đầu tư đứng ngoài chờ đợi, chưa thể xác định đâu là vùng giá đáy. Quý II, tâm lý này có thể tiếp tục phủ sóng toàn thị trường, vì vậy vẫn lặp lại kịch bản thăm dò và chờ đợi tương tự quý I.

Theo dự báo của ông, thời điểm có thể bắt đáy bất động sản là từ giữa quý III trở đi. Sau thời điểm ổn định về các chính sách, việc cơ cấu nợ, giải pháp của Ngân hàng Nhà nước về xử lý trái phiếu bắt đầu vào guồng, sẽ từng bước tháo gỡ được áp lực cho thị trường địa ốc.

Dẫu vậy, ông Hạnh cho rằng đáy bất động sản là khái niệm khá trừu tượng vì giá tài sản do bên bán và bên mua đồng thuận giao dịch. Đà giảm giá kéo dài nếu bên bán giảm, bên mua dửng dưng, mặc cả nhưng chưa chốt. "Do đó, giá đáy vẫn mang yếu tố cảm tính", ông Hạnh nhận định.

CEO Ngọc Châu Á khuyến nghị những người có nhu cầu bất động sản đang quan sát diễn biến thị trường cần lưu ý các biến số vĩ mô về tài chính thế giới. Vì thị trường toàn cầu hiện có độ mở lớn, liên thông giữa thị trường Mỹ với châu Âu, châu Á, trong đó có Việt Nam và tác động lẫn nhau khá nhanh. Các biến số về hành chính cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng phục hồi kinh tế. Nhiều địa phương hiện không dám làm, không dám ký dẫn đến việc không hoàn thành đủ thủ tục pháp lý và tiếp cận nguồn vốn của các chủ đầu tư, cũng làm thị trường trì trệ.

Mặt khác, biến số các chủ đầu tư đã mất thanh khoản (có nợ xấu với ngân hàng và mất khả năng chi trả) do yếu tố pháp lý, dẫn đến các nhà băng đưa khách hàng vào diện nợ xấu tạo làn sóng phản ứng mạnh mẽ, cũng ảnh hướng lớn đến tâm lý thị trường.

Nhiều chuyên gia khác nhận định năm 2023 chưa phải cột mốc chạm đáy bất động sản và quá trình dò đáy có thể kéo dài nhiều quý tới do đây là cuộc giằng co gay gắt giữa bên mua và bên bán trong bối cảnh các bên tham gia thị trường đều tắc nghẽn vốn. Kịch bản này được dự báo còn tiếp diễn nếu thế bế tắc dòng tiền không sớm được tháo gỡ.

Vũ Lê

Thị trường bất động sản dọc theo tuyến Metro số 1, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Trong khi đó, ông Nguyễn Lộc Hạnh, Tổng giám đốc ng ty Ngọc Châu Á nhìn nhận đến cuối tháng 3, thị trường vẫn đang dò đáy, nhà đầu tư đứng ngoài chờ đợi, chưa thể xác định đâu là vùng giá đáy. Quý II, tâm lý này có thể tiếp tục phủ sóng toàn thị trường, vì vậy vẫn lặp lại kịch bản thăm dò và chờ đợi tương tự quý I.

Theo dự báo của ông, thời điểm có thể bắt đáy bất động sản là từ giữa quý III trở đi. Sau thời điểm ổn định về các chính sách, việc cơ cấu nợ, giải pháp của Ngân hàng Nhà nước về xử lý trái phiếu bắt đầu vào guồng, sẽ từng bước tháo gỡ được áp lực cho thị trường địa ốc.

Dẫu vậy, ông Hạnh cho rằng đáy bất động sản là khái niệm khá trừu tượng vì giá tài sản do bên bán và bên mua đồng thuận giao dịch. Đà giảm giá kéo dài nếu bên bán giảm, bên mua dửng dưng, mặc cả nhưng chưa chốt. "Do đó, giá đáy vẫn mang yếu tố cảm tính", ông Hạnh nhận định.

CEO Ngọc Châu Á khuyến nghị những người có nhu cầu bất động sản đang quan sát diễn biến thị trường cần lưu ý các biến số vĩ mô về tài chính thế giới. Vì thị trường toàn cầu hiện có độ mở lớn, liên thông giữa thị trường Mỹ với châu Âu, châu Á, trong đó có Việt Nam và tác động lẫn nhau khá nhanh. Các biến số về hành chính cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng phục hồi kinh tế. Nhiều địa phương hiện không dám làm, không dám ký dẫn đến việc không hoàn thành đủ thủ tục pháp lý và tiếp cận nguồn vốn của các chủ đầu tư, cũng làm thị trường trì trệ.

Mặt khác, biến số các chủ đầu tư đã mất thanh khoản (có nợ xấu với ngân hàng và mất khả năng chi trả) do yếu tố pháp lý, dẫn đến các nhà băng đưa khách hàng vào diện nợ xấu tạo làn sóng phản ứng mạnh mẽ, cũng ảnh hướng lớn đến tâm lý thị trường.

Nhiều chuyên gia khác nhận định năm 2023 chưa phải cột mốc chạm đáy bất động sản và quá trình dò đáy có thể kéo dài nhiều quý tới do đây là cuộc giằng co gay gắt giữa bên mua và bên bán trong bối cảnh các bên tham gia thị trường đều tắc nghẽn vốn. Kịch bản này được dự báo còn tiếp diễn nếu thế bế tắc dòng tiền không sớm được tháo gỡ.

Vũ Lê

Nguồn: vnexpress.net

Để kiểm tra quy hoạch đất phú quốc hoặc tham khảo đầu tư đất phú quốc, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 0907 786 100

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2022

Có nên thí điểm thu thuế bất động sản thứ hai tại TP HCM?

Theo nhiều chuyên gia, đề xuất thí điểm đánh thuế bất động sản thứ hai là bài toán khó, TP HCM không dễ áp dụng trong "một sớm một chiều".

TP HCM vừa đề xuất chủ trương cho thí điểm thu thuế với quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất của bất động sản thứ hai trở lên. Có hai lý do được thành phố đưa ra cho đề xuất này. Thứ nhất, đánh thuế giúp hạn chế đầu cơ bỏ hoang nhà, đất trong dự án bất động sản, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Thứ hai, khoản thuế này sẽ giúp thành phố có thêm nguồn thu ngân sách để tái đầu tư phát triển.

Đại diện Sở Tài chính TP HCM nói với VnExpress, đến nay thành phố chưa đưa ra phương án cụ thể về vấn đề này. "TP HCM đang xin cơ chế và nếu được thông qua về mặt chủ trương, thành phố sẽ xây dựng đề án chi tiết và trình lên các cấp", lãnh đạo Sở cho hay.

Thực tế, đây không phải là lần đầu việc đánh thuế bất động sản thứ hai được đưa ra thảo luận. Cách đây 5 năm, Chính phủ cũng từng đề xuất thí điểm đánh thuế bất động sản thứ hai tại TP HCM, nhưng sau đó không được thông qua. Có nhiều ý kiến phản biện, một trong số đó là thời điểm đánh thuế lúc đó vẫn còn quá sớm.

Khu trung tâm TP HCM, quận 1, tháng 11/2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Lần này khi việc thí điểm đánh thuế được TP HCM tiếp tục đề xuất, vẫn có những góc nhìn trái chiều. Nhóm ủng hộ tin rằng đề xuất trên nếu được áp dụng sẽ giúp thị trường lành mạnh hơn và có lợi với phần đông người dân.

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP HCM (UEH) cho rằng đánh thuế sẽ góp phần đưa giá trị bất động sản quay về giá trị thật. Bởi khoản thuế này sẽ hạ thấp tỷ suất lợi nhuận của những người nắm giữ nhà, đất chờ lên giá sinh lời mà không đưa vào sử dụng.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cũng nhìn nhận thuế là công cụ hiệu quả có thể điều tiết nền kinh tế và thị trường địa ốc bên cạnh công cụ tín dụng và quy hoạch. Hiện nay, Việt Nam chưa có thuế tài sản, vì vậy việc tính đến thí điểm đánh thuế bất động sản thứ hai chống đầu cơ là cần thiết để thị trường phát triển minh bạch, bền vững hơn.

Cùng quan điểm, chuyên gia bất động sản cho thuê Lê Quốc Kiên tin rằng nếu thực hiện được, điều này sẽ tác động rất mạnh đến những nhà đầu tư lướt sóng, những bất động sản không có giá trị sử dụng thực.

Theo ông Kiên, về tâm lý, người mua sẽ thận trọng xem mức độ ảnh hưởng của luật mới với họ, việc này trực tiếp làm giảm nguồn cầu trong ngắn hạn. Những người lướt sóng (chỉ cần lợi nhuận 5-10% trong một giao dịch 1-2 tháng) nhưng không bán được hàng sẽ phải chịu nhiều loại thuế phí khiến nhóm này chùn tay.

Trong dài hạn, khoản thuế đánh vào tài sản thứ hai sẽ được người bán tính vào chi phí giá thành. Lấy chu kỳ 5 năm làm mốc tính, nếu bất động sản tăng giá mạnh suốt thời gian này, thuế tài sản ít tác động đến nhà đầu tư dài hạn do mức thuế suất đánh vào căn nhà thứ hai vẫn không đáng kể so với tốc độ tăng giá tài sản.

Tuy nhiên, sẽ không bao giờ xảy ra việc các bất động sản mãi tăng trong chu kỳ này, vì chắc chắn khủng hoảng sẽ đến và đan xen. Theo đó, trong giai đoạn này, giá nhà, đất đi ngang hoặc giảm (rơi vào chu kỳ khủng hoảng), nhà đầu tư dài hạn cũng tự sàng lọc danh mục để tránh bị thuế chồng thuế chứ không "ôm hàng" tiếp. Tức thuế tài sản sẽ tác động thanh lọc thị trường đầu cơ trong các chu kỳ suy thoái.

Mặc dù vậy, vẫn có những quan điểm nghi ngại việc đánh thuế bất động sản có thể gây hiệu ứng tăng giá nhà và càng gây bất lợi với người có túi tiền hạn hẹp. Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol (Anh) nói: "Cách tiếp cận theo kiểu các nước đã làm vì thế Việt Nam nên áp dụng - mà không có nền tảng lý luận và thực tiễn rõ ràng thì kết quả sẽ nằm ngoài ý muốn". Tại Anh, chính quyền đánh thuế rất cao lên bất động sản nhưng thực tế họ là một trong những nước dẫn đầu về tốc độ tăng giá nhà của châu Âu 10 năm nay.

Theo ông Hồ Quốc Tuấn, đa số mô hình và nghiên cứu đều chỉ ra yếu tố cốt lõi ảnh hưởng giá nhà chính là nguồn cung. Trong khi đó tại Việt Nam, nguồn cung nhà ít co giãn theo các yếu tố thuế, phí... vì thế, việc áp thuế không giải quyết được vấn đề đầu cơ.

Hiệu ứng của thuế có thể làm tăng thay vì giảm giá nhà khi nguồn cung đứng im. Nếu thiếu nguồn cung, người có nhiều nhà sẽ tăng tiền cho thuê diện rộng và chuyển những chi phí thuế vào giá bán tương lai. "Vì thế, thuế bất động sản thực tế là một rào cản khiến người có ít tiền không thể cạnh tranh với người đã sở hữu nhiều bất động sản", ông Tuấn nhận định.

Còn theo chuyên gia Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thuế bất động sản được phân loại thành thuế đất và thuế nhà. "Khi nói đến đánh thuế bất động sản thứ hai, hiện nay không có nước nào đánh thuế đối với thửa đất thứ hai mà họ áp dụng đối với căn nhà thứ hai", ông nói.

Và loại thuế bất động sản thứ hai này, ông cho biết chỉ tồn tại ở thị trường như Singapore – nơi có nguồn cung bất động sản từ các dự án đạt được những chuẩn mực. Khái niệm bất động sản thứ hai không áp dụng được với Việt Nam, có những vùng nông thôn nghèo khó còn có nơi lại đắt đỏ hơn Singapore như trung tâm Hà Nội hay TP HCM. "Việt Nam bắt chước Singapore để đánh thuế là hoàn toàn không phù hợp", ông Võ nói.

Liên quan đến mục tiêu tăng thu ngân sách, ông Hồ Quốc Tuấn cho rằng cần làm rõ chính sách này có ý nghĩa cải thiện nguồn thu ngân sách nhà nước, còn hiệu quả về việc hạn chế đầu cơ là chưa rõ ràng.

Theo nhiều chuyên gia, hạ tầng kinh tế TP HCM nhiều năm qua xuống cấp trầm trọng một phần từ việc thiếu kinh phí để tái đầu tư. Đó cũng là lý do thành phố đề xuất được hưởng trọn nguồn thu từ thuế nhà đất thứ hai cũng như các loại phí khác để giải quyết các điểm nghẽn về giao thông đô thị, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân ...

"Việc đánh thuế bất động sản có thể mang lại nguồn thu cho chính quyền địa phương để tái đầu tư không gian sống và cũng hợp lý khi người có thu nhập cao đóng góp nhiều hơn. Nhưng hiệu ứng của nó có thể đôi khi là tăng chứ không làm giảm giá nhà khi nguồn cung chết cứng", ông Tuấn nói.

Bên cạnh đó, cách thức tiến hành và thời điểm đánh thuế để chính sách này đạt được sự đồng thuận cao cũng được quan tâm.

Nhiều chuyên gia e ngại về mức độ sẵn sàng của thành phố để thí điểm đánh thuế. Ông Võ đặt câu hỏi TP HCM đã quản lý được các bất động sản thứ hai bỏ hoang và mang tính đầu cơ hay chưa? Trong khi chưa có quy định về nguồn gốc tiền đầu tư bất động sản, việc lách quy định theo ông là không hề khó.

Còn theo ông Châu, việc thí điểm có thể cân nhắc từ năm 2025, sau khi thị trường bất động sản ổn định về dòng tiền, thanh khoản pháp lý... đồng thời Bộ Tài chính đã ban hành Luật Thuế tài sản năm 2024. Cũng theo ông Châu, vấn đề quan trọng là cơ quan quản lý cần có sự chuẩn bị cơ sở dữ liệu để hỗ trợ cho quá trình đánh thuế tài sản, hướng đến việc đánh thuế đúng mục tiêu và đối tượng.

Ông Châu cho rằng những trường hợp sở hữu căn nhà thứ hai trở lên với mục đích tích trữ tài sản kiếm lời nên bị đánh thuế. Nhưng cần phân loại cụ thể chứ không nên máy móc bởi lẽ phải xét đến diện tích căn nhà lớn hay nhỏ, cũng như chức năng sử dụng căn nhà đó và giá trị trên thị trường.

Do đó, rất cần thiết đánh thuế trên cơ sở kết hợp định tính (mục đích sử dụng), định giá (giá trị) và định lượng (số lượng) tài sản. Ví dụ: nếu là căn nhà thứ hai trở lên, không phục vụ mục đích để ở nhưng dùng vào việc kinh doanh có đóng thuế, không nên đánh thêm thuế tài sản trường hợp này vì phát sinh thuế chồng thuế.

Về giá trị, theo ông Châu không nên đánh thuế căn nhà thứ hai nếu tài sản này có giá trị thấp (ví dụ lấy mốc không đánh thuế nhà có giá trị dưới 2 tỷ đồng). Nếu căn nhà thứ hai nhưng diện tích quá nhỏ (TP HCM có nhiều khu vực tồn tại loại nhà phố hẻm 10-15-20 m2 một căn) cũng không nên đánh thuế.

Một vấn đề cần lưu ý khác theo các chuyên gia là tiền sử dụng đất không được xem là thuế nhưng bản chất khoản thu này không khác gì công cụ thuế. Hiện tiền sử dụng đất tại Việt Nam rất cao, chiếm khoảng 10% giá trị căn hộ, chiếm trên dưới 30% giá trị nhà phố (nhà gắn liền với đất) và chiếm 50% giá trị nhà biệt thự. Do đó, Nhà nước nên giảm tiền sử dụng đất xuống để tạo sự đồng thuận cao của người dân trong quá trình đánh thuế tài sản, mục đích tránh tình trạng thuế chồng thuế.

Quỳnh Trang - Vũ Lê

Đế biết xem đất của chúng ta thuộc loại đất nào, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp 0907.786.100 (Zalo)

Gửi thông tin sổ hồng để MKREAL hỗ trợ kiểm tra quy hoạch thửa đất của khách hàng chi tiết nhất! Việc này hoàn toàn miễn phí, chúng tôi hỗ trợ tối đa 24/7 và thường trả lời trong vòng 1 ngày.

Khách hàng cần tư vấn thêm thông tin liên hệ: 0907 786 100

Bài viết tham khảo cho khách hàng đang tìm hiểu về thị trường phú quốc cùng Mạnh Khanh Real:

1. Cách kiểm tra quy hoạch đất phú quốc

2. Đất phú quốc quy hoạch nhiều quá , hiểu thế nào cho đúng? 

Hãy liên hệ ngay với chuyên viên tư vấn của Mạnh Khanh Real để được tư vấn: 0907 786 100

Nhận ký gửi mua bán - đo đạc - cắm mốc đất tại phú quốc!

Hỗ trợ kiểm tra quy hoạch đất phú quốc qua zalo/viber: 0907 786 100 ( English and vietnamese )